Tin tức-NEWS
Kỹ Thuật trồng cỏ Ruzi
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Cỏ Ruzi là một giống cỏ sả lâu năm được trồng nhiều làm thức ăn gia súc ở Việt Nam với khả năng dễ trồng, dễ chăm sóc, tốc độ tăng trưởng nhanh, chịu được dẫm đạp cao nên hiện nay cỏ Ruzi là một trong những giống cỏ quan trọng của thế giới, được trồng ở những nước có khí hậu nhiệt đới ẩm.
Dùng cho: nuôi bò thịt, bò sinh sản, đặc biệt thích hợp trong việc chăn nuôi bò vỗ béo và bò sữa, trâu, dê, cừu, cá trắm cỏ
Đặc điểm
Cỏ Ruzi có tên khoa học là Brachiaria ruziziensis, là một giống cỏ có lá cỏ dài màu xanh đậm lâu năm (4 – 6 năm), được trồng chủ yếu cho các loại gia súc ăn cỏ ở các vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm.
Cỏ Ruzi thường thu cắt làm thức ăn xanh hoặc làm thức ăn dự trữ cho gia súc trong những trang trại quy mô hộ nông dân hoặc những trang trại quy mô lớn ở nước ta. Ngoài khả năng cung cấp thức ăn cho gia súc thì cỏ Ruzi còn được trồng để bảo vệ đất đai, chống xói mòn đất hoặc tránh được sự phát triển của cỏ dại rất tốt.
Cỏ Ruzi có khả năng chịu dẫm đạp nên bà con có thể trồng để làm bãi chăn thả gia súc. Cỏ có khả năng chịu được thời tiết khô hạn kéo dài, tuy nhiên với những vùng bị ngập úng lâu ngày sẽ làm cỏ chết. Phát triển tốt ở vùng đất cao ráo, thoát nước tốt.
Thời gian trồng cỏ Ruzi thích hợp nhất là vào mùa mưa, nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa khoảng thời gian từ tháng 4 – tháng 5 để đảm bảo tỷ lệ sống cao và cây phát triển khỏe mạnh nhất.
Cỏ Ruzi có khả năng chịu bóng trung bình và có thể trồng để chăn thả gia súc dưới tán của rừng dừa. Có thể trồng cỏ ở vùng đồng bằng hoặc trung du, miền núi với độ dốc không quá lớn.
Tùy vào điều kiện khí hậu, đất đai và khả năng chăm sóc bà con có thể thu hoạch cỏ Ruzi 5 – 7 lứa mỗi năm và năng suất chất xanh đạt được từ 150 – 190 tấn/ha. Chu kỳ thu hoạch có thể kéo dài từ 4 – 6 năm.
Hàm lượng dinh dưỡng
Cỏ Ruzi có hàm lượng chất dinh dưỡng tốt hơn nhiều loại cỏ trong nhóm Brachiaria. Hàm lượng protein thô từ 7 – 13% và có thể đạt đến mức tối đa là 20%, tỷ lệ tiêu hóa từ 55 – 75%. Theo số lượng thống kê cỏ Ruzi cắt ở 45 ngày tuổi ở Thái Lan có tỷ lệ tiêu hóa chất thô cao hơn 61%, xơ thô 80%…
Thành phần hóa học của cỏ Ruzi được gieo trồng tại Việt Nam có chất thô chiếm 15%, protein thô 12%.
Cỏ Ruzi có tính ngon miệng nên hầu hết các loại gia súc ở Việt Nam đều thích ăn.
Năng suất
Cỏ Ruzi có thể được trồng bằng hạt hoặc bằng hom, nếu bà con nông dân lựa chọn cách trồng bằng hạt thì nên mua hạt giống ở những cơ sở uy tín để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm của hạt giống cao.
Theo diện tích trồng khảo nghiệm của Viện lương thực thuộc Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam cỏ Ruzi khi trồng ở Việt Nam cho năng suất chất xanh khoảng 180 – 200 tấn/ha (trồng ở những vùng có điều kiện nước tưới đầy đủ vào mùa khô).
1 năm thu hoạch cỏ khoảng 5 – 7 lứa, năng suất 1 lứa khoảng 20 – 25 tấn/ha.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Chuẩn bị
Yêu cầu chuẩn bị đất trồng cẩn thận, cày sâu, bừa kỹ, làm sạch cỏ dại, san phẳng ruộng, cày và bữa hai lần
- Lần đầu cày vỡ với độ sâu 20cm, rồi bừa vỡ.
- Lần thứ hai cày đảo lại rồi bừa cho tơi đất, đồng thời bà con tiến hành vơ sạch cỏ dại và san phẳng bề mặt đất trồng. Trong khâu chuẩn bị đất bà con nên kéo dài thời gian nhằm hạn chế cỏ dại giúp cho cỏ phát triển được tốt nhất.
Sau khi san phẳng đất, bà con tiến hành rạch hàng cách nhau 40 – 50cm và sâu 15cm (nếu trồng bằng thân khóm) hoặc sâu 5 – 10cm (nếu gieo bằng hạt). Nếu bà con trồng bằng hạt thì đất trồng phải làm kỹ hơn giống như trồng rau.
Bón lót phân chuồng và phân NPK trước khi trồng.
Phân bón
- Cần sửa dụng cả phân vô cơ và phân hữu cơ
- Mỗi hecta cần 10 – 15 tấn phân chuồng hoai mục, 200 – 250kg supe lân, 100 – 200kg sulphat kali, 300 – 350kg đạm urê.
- Các loại phân chuồng, supe lân, sulphat kali dùng bón lót theo hàng trồng cỏ. Lượng đạm urê bà con cần chia đều cho các lần cắt cỏ và dùng để bón thúc sau khi cỏ đã đâm chồi và ra lá.
Cách trồng và chăm sóc
Bà con có thể trồng cỏ bằng thân hoặc trồng bằng hạt
Cách trồng bằng hom
- Bà con chuẩn bị hom bằng cách sử dụng các khóm cỏ Ruzi dùng làm giống được xén cắt bỏ phần trên cách mặt đất khoảng 25 – 30cm.
- Dùng đất đánh cả khom cỏ lên, rũ sạch đất và phạt xén bớt rễ, chỉ để lại còn 4 – 5 cm.
- Sau đó dùng dao chia thách hom thành những cụm khóm nhỏ, mỗi cụm khóm gồm 4 – 5 thân nhánh.
- Sau khi chuẩn bị đất và bón lót như ở trên bà con đặt các khóm cỏ giống vuông với thành rạch, mỗi khóm cách nhau khoảng 35 – 40cm.
- Dùng cuốc lấp kín ½ thân cây giống rồi dùng chân dậm thật chặt đất để tạo độ ẩm giúp cho cỏ nhanh ra mầm và tỷ lệ sống cao.
- Mỗi hecta cần khoảng 5 – 7 tấn khóm.
Cách trồng bằng hạt
- Trồng bằng hạt sẽ giúp bà con giảm thiểu được thời gian cũng như công sức nhưng có một nhược điểm là cỏ dại có thể mọc lấn át trước khi cỏ cây có thể mọc lên được vì vậy bà con cần phải chuẩn bị đất thật kỹ.
- Trước khi gieo bà con cần phải xử lý hạt giống bằng cách ngâm hạt vào nước nóng 80 độ C trong thời gian từ 10 – 15 phút.
- Sau khi đủ thời gian ngâm hạt giống bà con vớt hạt ra, rửa sạch bằng nước lã và ngâm thêm khoảng 60 phút rồi vớt hạt ra và đem gieo.
- Gieo rải đều hạt giống theo hàng rạch, dùng tay khỏa đều và lấp một lớp đất mỏng lên bên trên. Mỗi hecta cần khoảng 4 – 5kg hạt giống cỏ.
Sau khi trồng khoảng 2 – 3 tuần bà con bắt đầu tiến hành kiểm tra tỷ lệ hạt nảy mầm, những cây bị chết thì phải trồng dặm lại.
Trong trường hợp gieo hạt bà con cần phải chú ý phân biệt được mầm cỏ Ruzi và mầm cỏ dại. Tiến hành trồng tỉa bổ sung vào những nơi cỏ không nảy mầm.
Xới xáo nhẹ cho đất tơi xốp và làm sạch cỏ dại. Khi thảm cỏ nảy mầm xanh và sau khi làm cỏ dại lần hai bà con cần bón thúc bằng đạm urê.
Cách thu hoạch và sử dụng cỏ
Thu hoạch cỏ
- Thu hoạch lứa đầu khi cỏ cao khoảng 50 – 60cm tương ứng với khoảng thời gian 60 ngày bằng cách cắt cỏ trên mặt đất (để lại gốc) 10cm. Các lứa tiếp theo tiến hành thu hoạch khi cỏ có chiều cao từ 45 – 60cm. Các lứa tiếp theo cách nhau khoảng 30 – 35 ngày.
- Mỗi lần cắt cỏ xong bà con cần phải tưới nước rửa chuồng hoặc bón phân urê, phân NPK để cho cỏ phát triển nhanh hơn.
- Nếu bà con trồng cỏ để làm bãi chăn thả thì hai lứa đầu tiên vẫn thu cắt như bình thường, sau đó đến lứa thứ ba mới được đưa gia súc vào chăn thả. Thời gian hợp lý nhất cho chăn thả gia súc là khi cỏ đạt được độ cao 35 – 40cm. Thời gian chăn thả gia súc mỗi đợt trên một đồng cỏ không quá 4 ngày và thời gian nghỉ giữa hai đợt chăn thả khoảng 25 – 35 ngày.
- Nếu bà con chăm sóc tốt thì trên 1ha cỏ sẽ sản xuất ra được một lượng cỏ đủ để nuôi từ 15 – 20 con bò.
Sử dụng cỏ
- Cỏ Ruzi là giống cỏ mềm, giòn lại có tính ngon miệng nên phù hợp với rất nhiều các loại gia súc như trâu, bò, dê…
- Ngoài việc sử dụng làm thức ăn tươi xanh (cắt cho ăn tại chuồng hoặc chăn thả) bà con có thể phơi cỏ làm thức ăn khô hoặc làm thức ăn dự trữ trong vụ đông xuân.
Thu hoạch hạt
Nếu bà con muốn thu hoạch hạt cỏ Ruzi thì vào khoảng thời gian đầu mùa khô nên tạm ngừng cắt cỏ.Khi đó cây cỏ sẽ ra hoa và kết hạt. Hạt cỏ Ruzi thường chin không đều nên hàng ngày bà con phải đi thu hạt bằng cách đập bông cỏ.
Hạt cỏ chín khi thu hoạch phải được phơi khô, bảo quản kỹ để mùa mưa năm sau bà con có thể gieo trồng cho vụ sau.
Một trong những giải pháp quan trọng để hạ chi phí thức ăn cho bò là phải cơ giới hóa. Bà con con nên sử dụng Máy Gieo Hạt, Máy Phun Thuốc Bón Phân phù hợp với quy mô sản xuất. Đặc biệt là phải Sử dụng Máy Thu Hoạch Cỏ phải phù hợp với loại cỏ, địa hình, quy mô sản xuất. Bà con nên liên hệ với các công ty sau để mua máy phù hợp và giá cả hợp lý:
- Cty CP Máy Công Nghiệp THIÊN MINH:
Tel: 0909 676 959 – website: www.nongco.vn
- Cty CP Công Nghiệp Nặng THIÊN LỰC:
Tell: 0919 59 3689 – Website: www.nongco.com.vn
Nguồn: Khoa Chăn nuôi, ĐH Nông nghiệp Hà Nội
Các tin khác
-
Kỹ thuật trồng bắp lấy thân (31/03)
-
Kỹ thuật trồng cỏ voi lùn Đài Loan (30/03)
-
Kỹ thuạt trồng cỏ yến mạch (30/03)
-
Kỹ thuật trồng Cao Lương Sudan (30/03)
-
Kỹ thuật trồng cỏ Paspalum (30/03)
-
Kỹ thuật trồng cỏ Mombasa (30/03)
-
Kỹ thuật trồng cỏ Alfalfa (30/03)
-
Kỹ thuật trồng cỏ Stylo (30/03)
-
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cỏ Mulato II (30/03)
-
Kỹ thuật trồng cỏ VA06 (30/03)
Tin mới
- Nguyên lý hoạt động của nhà máy biogas
- Sơ đồ thủy lực xe nâng hàng
- Hệ thống thủy lực của Xe Cuốc (phần 2)
- Hệ thống thủy lực của Xe Cuốc (phần 1)
- Thiết kế chọn thùng dầu trong hệ thống thủy lực
- Các hiện tượng hư hỏng thường gặp trong hệ thống thủy lực
- Những hư hỏng thường gặp trong hệ thống thủy lực
- Tìm hiểu hệ thống thủy lực trong máy xây dựng
- So sánh hệ thống thủy lực mạch kín và mạch hở
- TỔNG QUAN VỀ LÒ HƠI